Logo
Trang chủ Tài nguyên Tài liệu cho GV

Một số quy tắc chính tả trong Tiếng Việt

13/04/2023

Tiếng Việt rất hay và đẹp nhưng để viết đúng chính tả lại không hề đơn giản, nếu không nắm vững các quy tắc viết chính tả cơ bản. Đặc biệt, với học sinh lớp 1 đang giai đoạn tập đọc, tập viết thì việc dạy các bé đọc và viết chuẩn chính tả Tiếng Việt là một điều rất cần thiết. Các con cùng đọc bài viết và áp dụng vào việc viết bài hàng ngày để tránh viết sai chính tả, nhằm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 

Quy tắc viết l/n

- Chữ không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm (oa, oe, uâ, uy) trừ hai âm tiết Hán Việt: noãn, noa. Do đó nếu gặp các tiếng dạng này thì ta chọn l để viết, không chọn n.

Ví dụ: chói loà, loá mắt,...

- Trong cấu tạo từ láy:

+ Láy âm: Cả l và đều có từ láy âm. Do đó nếu gặp từ láy âm thì ta có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm hoặc n.

Ví dụ: no nê, nợ nần, nao núng,… lo lắng, lầm lì, lanh lảnh...

Quy tắc viết ch/tr

- Chữ tr không đứng đầu các tiếng có vần âm đệm (oa, oă, oe, uê). Do đó nếu gặp các dạng này ta chọn ch để viết, không chọn tr.

Ví dụ: sáng choang, áo choàng, choáng váng, ... loắt choắt, chích choè, chí chéo...

- Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc thanh huyền thường có âm đầu tr. Do đó nếu gặp các dạng này ta chọn tr để viết, không chọn ch.

Ví dụ: trọng, trường, trạng, trình tự, trừ phi, giá trị, trào lưu, trù bị, ...

- Những từ chỉ đồ vật trong nhà, chỉ tên các loại quả, chỉ tên các món ăn, chỉ tên các hoạt động, chỉ quan hệ giữa những người trong gia đình và những từ mang ý nghĩa phủ định thường có âm đầu ch.

Ví dụ: chăn, chiếu, chai, chén, chổi, chuối, chanh, chôm chôm, cháo, chè,…..

Quy tắc viết r/d/gi

- Chữ r và gi không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm (oa, oe, uê, uy). Do đó gặp các tiếng dạng này thì ta chọn d để viết, không chọn r hoặc gi.

- Trong các từ Hán Việt:

+ Các tiếng có thanh ngã hoặc thanh nặng thường viết với âm đầu d.

Ví dụ: diễn viên, hấp dẫn, bình dị, mậu dịch, kì diệu, ...

+ Các tiếng có thanh sắc hoặc thanh hỏi thường viết gi.

Ví dụ: giải thích, giảng giải, giá cả, giám sát, giới thiệu, tam giác, ...

+ Các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang thường viết với âm đầu gi khi vần có âm đầu và viết với âm đầu d khi vần có âm đầu khác a.

Ví dụ: gian xảo, giao chiến, giai nhân, tăng gia, gia nhân, du dương,……..

Quy tắc viết c/k/q

q luôn bao giờ cũng đi với âm đệm u để thành qu

c luôn đứng trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.

k luôn đứng trước các nguyên âm: i, e, ê.

Quy tắc viết g/gh/ng

+ gh, ngh: Viết trước các nguyên âm e, ê, i, iê (ia). Ví dụ: nghỉ ngơi, lắng nghe,…

+ g, ng: Viết trước các nguyên âm khác còn lại. Ví dụ: ngày tháng, nghi ngờ, ngọt ngào…

 

Ban truyền thông khối 1 sưu tầm
Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 5/5 trong 3 đánh giá
Chia sẻ:

Liên kết website Liên kết website