Logo

Trường Tiểu học Hoàng Diệu tuyên truyền phòng chống Tật khúc xạ học đường

10/08/2023

TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG DIỆU

Tuyên truyền phòng chống Tật khúc xạ học đường

Tật khúc xạ học đường là một trong những vấn đề đáng lo ngại ở Việt Nam phổ biến nhất là cận thị. Suy giảm thị lực ảnh hưởng đến sự phát triển của các em và có thể làm giảm cơ hội được học tập và đến lớp của các em, và có tác động lâu dài về mặt nhận thức, giáo dục và xã hội.

https://quantri.longbien.edu.vn/UploadFolderNew/SGDLongBien/Image/thngocthuy/admin/poster-tat-khuc-xa-bvm-hcm-3811377747613.jpg?w=1130  1. Thế nào là tật khúc xạ học đường?

Tật khúc xạ gồm 4 bệnh chính: cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị.

Truyền thông về khúc xạ học đường chủ yếu tập trung 3 bệnh chính là: cận thị, viễn thị, loạn thị.

 2. Nguyên nhân của tật khúc xạ học đường

Có 2 nguyên nhân chính:

Do đặc điểm di truyền

Do mắt phải làm việc liên tục trong thời gian dài, ở khoảng cách quá gần, và trong điều kiện ánh sáng yếu.

 3. Tác hại của tật khúc xạ học đường

Tật khúc xạ sẽ khiến mắt nhìn không rõ từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và sinh hoạt của các bạn học sinh;

Cận thị nặng có thể dẫn đến mù loà;

Một số loại tật khúc xạ (viễn thị nặng, loạn thị, lệch khúc xạ) có thể gây lác/lé dẫn đến nhược thị một mắt.

  4. Cách phát hiện tật khúc xạ học đường

- Biểu hiện chính của cận thị là:

Nhìn xa không rõ, cụ thể thầy cô viết trên bảng học sinh nhìn trên bảng chữ không rõ, ngồi viết bài đầu cuối rất thấp;

Đi kèm mỏi hay nhức mắt.

- Biểu hiện chính của viễn thị là:

Nhìn gần và xa đều không rõ;

Đi kèm hay mệt mỏi, đau đầu, nhức mắt và có thể chảy nuớc mắt.

- Biểu hiện chính của loạn thị là:

Khi nhìn hình ta thấy hình méo mó hoặc bị nhìn mờ khi nhìn xa và nhìn gần; Hay mệt mỏi, đau đầu, nhức mắt.

Do đó, khi các em thấy mắt mình có các biểu hiện giống như trên, thì các em phải lên phòng y tế của trường để kiểm tra thị lực, nếu có thị lực giảm <7/10, các thầy/cô y tế trường học nên chuyển các em đến Trung tâm Y tế Huyện hoặc Bệnh viện Mắt để khám và điều trị.

5. Điều trị đối với tật khúc xạ học đường

Khi được chuẩn đoán có tật khúc xạ, việc đeo kính đúng độ và thường xuyên là cách tốt nhất để hạn chế tác hại của tật khúc xạ.

Điều quan trọng là các em cần học cách tự khám thị lực bằng việc sử dụng bảng thị lực rút gọc 4m được treo tại sân trường. Khi phát hiện ít nhất một mắt của mình không được đúng 5 chữ trên bảng thị lực, em hãy đến phòng y tế nhà trường kiểm tra lại, sau đó báo bố mẹ đưa em đi khám ở trung tâm y tế huyện hoặc bệnh viện Mắt càng sớm càng tốt.

6. Cách phòng – chống tật khúc xạ học đường (cận thị, viễn thị, loạn thị…):

+ Không đọc sách, học bài, làm việc với máy tính, xem tivi ở khoảng cách gần và liên tục trong thời gian quá lâu, quá nhiều. Sau 45 phút đọc sách, học bài và làm việc với máy tính, em hãy để mắt nghỉ ngơi 5-10 phút, xoa nhẹ lên mắt nhiều lần;

+ Tăng cường tham gia các hoạt động ngoài trời;

+ Nên đi khám 6 tháng 1 lần;

+ Tư thế khi ngồi học phải ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, không cúi mặt sát xuống bàn, khoảng cách từ mắt đến vở là 30 – 35cm;

+ Cần đảm bảo đủ ánh sáng trên lớp học và khi học bài (cụ thể có đèn bàn nơi học bài);

+ Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm có nhiều vitamin A như trứng, thịt, cá, rau xanh, củ có màu đỏ (cà rốt, cà chua…)

http://thcsquangantayho.edu.vn/upload/29463/fck/files/2021_11_23_05_02_022.jpg
 

Ban Y tế Trường Tiểu học Hoàng Diệu
Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 4/5 trong 10 đánh giá
Chia sẻ:

Liên kết website Liên kết website