Logo

Những điều cần biết về bệnh viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ

13/09/2023

Những điều cần biết về bệnh viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ

1. Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn

 Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn là tình trạng viêm nhiễm ở vùng cổ họng do các tác nhân có hại gây ra. Bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là độ tuổi dưới 15 do sức đề kháng của trẻ còn kém.

So với các tác nhân gây viêm họng khác,  biểu hiện bệnh thành các triệu chứng nặng và kéo dài hơn. Song đa phần trẻ được chăm sóc y tế đúng cách và nghỉ ngơi khoa học sẽ có thể nhanh chóng khỏi bệnh và không gặp các di chứng.

Bên cạnh đó, cũng có không ít trường hợp bệnh tiến triển nặng do chủ quan trong điều trị, điều trị sai cách, sử dụng các mẹo chưa kiểm chứng để chữa bệnh khiến trẻ gặp phải các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Do đó, điều trị sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp trẻ có thể nhanh chóng khỏi bệnh, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Viêm họng do tác nhân chính là liên cầu khuẩn, có tên khoa học là Streptococcus Pyogenes gây nên. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây ra tình trạng viêm nhiễm, tổn thương ở niêm mạc vòm họng.

Bệnh có thể lây qua tiếp xúc từ trẻ này tới trẻ khác thông qua:

– Dịch nước bọt

– Dịch mũi

– Đồ dùng cá nhân

– Quần áo

– Đồ chơi

– Ăn uống chung

– Chơi chung…

Đó cũng là lý do, ở những nơi đông người thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn do vi khuẩn có thể tồn tại nhiều giờ ngoài tự nhiên. Đồng thời, những nơi có môi trường kém vệ sinh, ô nhiễm không khí, nguồn nước, ẩm thấp… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ do đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn có hại phát triển.

Streptococcus Pyogenes là tác nhân chính gây bệnh viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ

Streptococcus Pyogenes là tác nhân chính gây bệnh viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ

3. Dấu hiệu mắc bệnh

Thời gian ủ bệnh ở trẻ kéo dài khoảng 2-5 ngày, sau đó biểu hiện thành các triệu chứng cha mẹ có thể nhận biết như sau:

– Đau họng

– Sưng đỏ amidan

– Có vệt trắng, mủ ở họng

– Sưng hạch bạch huyết cổ

– Sốt cao

– Đau đầu

– Phát ban

– Nôn mửa

– Người mệt mỏi, quấy khóc…

Biến chứng của viêm họng liên cầu khuẩn nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến trẻ mắc: Viêm cầu thận, viêm khớp, viêm tai giữa, nhiễm trùng máu… Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám từ sớm khi có các dấu hiệu bất thường trên và nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để con nhanh chóng khỏi bệnh.

4. Phòng ngừa bệnh cho trẻ

Vi khuẩn gây viêm họng ở trẻ không chỉ tập trung nhiều ở dịch nước bọt, dịch mũi mà còn thường trú ngụ ở trên da, đồ dùng hằng ngày, đồ chơi… Do đó, để phòng ngừa trẻ mắc viêm họng liên cầu khuẩn, cha mẹ cần lưu ý:

– Rửa tay đúng cách, vệ sinh cơ thể khoa học mỗi ngày.

– Đeo khẩu trang cho trẻ, hướng dẫn trẻ che miệng khi ho, hắt hơi.

– Hạn chế để trẻ tiếp xúc nhiều với những trẻ đang mắc bệnh hoặc tới nơi đang bùng phát dịch.

– Không nên để trẻ dùng chung đồ cá nhân, cốc nước, khăn mặt, bát đũa… với trẻ khác.

– Đưa trẻ đi khám thường xuyên và tiêm phòng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh theo khuyến cáo.

Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ và tiềm ẩn biến chứng nặng nề nên cha mẹ cần cẩn trọng trong việc chăm sóc con cái, nên đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu lạ và tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.

Ban truyền thông khối 2
https://benhvienthucuc.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-hong-lien-cau-khuan-o-tre/
Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 4/5 trong 15 đánh giá
Chia sẻ:

Liên kết website Liên kết website