Logo
Trang chủ Tin tức Tin tức Online

Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường biển

16/06/2022

1. Chính sách của Việt Nam về bảo vệ môi trường biển:

Việt Nam là quốc gia có diện tích ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á với lợi thế về vị trí địa lý tự nhiên và tiềm năng kinh tế của vùng biển. Nhận thức được vai | trò quan trọng của biển, đảo Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều nghị quyết, chỉ thị về phát triển kinh tế biển và tăng cường khả năng QP-AN, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, gắn với bảo vệ môi trường biển.
 Ngày 6-5-1993, Bộ Chính trị (khóa VII) đã ra Nghị quyết số 03/NQ-TƯ về “Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt”; tiếp đó, ngày 22-9-1997, Bộ Chính trị (khóa VIII) ra Chỉ thị số 20-CT/TƯ về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; ngày 09/02/2007 Nghị quyết số 09-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 “Phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường...”; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới; Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 về hội nhập quốc tế; ngày 22/10/2018 Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn, kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của đất nước, góp phần xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp hoá hiện đại hoá theo hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương; Để triển khai Nghị quyết 36, ngày 05 tháng 3 năm 2020, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 26/NQ-CP ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong đó một trong những nội dung, giải pháp liên quan đến bảo vệ môi trường biển đến năm 2025 là “phối hợp với các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ, giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển tại vùng biển quốc gia và vùng biển quốc tế, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hợp tác xây dựng các khu bảo tồn biển liên quốc gia với các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế“. Ngoài ra các chính sách hỗ trợ thực hiện các chiến lược nêu trên cũng được ban hành như Quyết định số 203/QĐ- TTg ngày 06/02/2020 của Thủ tướng CP về việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định 2094/QĐ-BGTVT năm 2020 của Bộ GTVT về Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 05 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định 647/QĐ-TTg năm 2020 của Thủ tướng CP về phê duyệt Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030…
Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2030 định hướng đến 2045 rất được quan tâm, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Chiến lược này đã được kết hợp, lồng ghép chặt chẽ với chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển theo quan điểm sử dụng tổng hợp, hợp lý đi đôi với bảo tồn biến, bảo tồn đa dạng sinh học biển, ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển. Công tác bảo vệ môi trường biển trong những năm qua đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thông qua việc ban hành các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật từ cấp trung ương đến địa phương như Bộ luật Hàng hải năm 2015 và Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Biển Việt Nam năm 2012, Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Đa dạng sinh học năm 2008, 
Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008, Luật Dầu khí năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 2008 và đang tiếp tục lấy ý đóng góp sửa đổi), Luật Thủy sản năm 2017… mà trên hết, vấn đề bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường biển nói riêng đã được ghi nhận trong Điều 43, 50 và 63 Hiến pháp năm 2013 – văn bản pháp lý có giá trị hiệu lực cao nhất (trước đó là Điều 29 Hiến pháp năm 1992).
Trong đó, Luật Tài nguyên môi trường và hải đảo năm 2015; Luật BVMT năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành có ý nghĩa trực tiếp và quan trọng nhất đến bảo vệ môi trường biển Việt Nam. Về cơ bản, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trường biển bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý cho việc tăng cường quản lý nhà nước về biển và hải đảo nói chung, môi trường biển nói riêng, tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành kinh tế biển hiệu quả và bền vững; thúc đẩy bảo vệ môi trường và sinh thái biển. Chính vì vậy, học viên sẽ tập trung đi sâu vào các quy định của Luật Tài nguyên môi trường và hải đảo năm 2015, Luật BVMT 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành về vấn đề bảo vệ môi trường biển.

2. Các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường biển:

2.1. Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo và các văn bản khác:

Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo được thông qua ngày 25/6/2015, | tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016 gồm 10 chương, 81 điều. Trên quan điểm bảo đảm sự phù hợp với Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật biển, Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được xây dựng theo hướng rà soát lại Nghị định số 25/2009/NĐ-CP, các luật chuyên ngành có liên quan và các nội dung mà Luật biển Việt Nam chưa quy định và trên cơ sở yêu cầu của công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Luật đưa ra nội dung về hành lang bảo vệ bờ biển, đây được coi là khu vực chuyển tiếp giữa đất liền và biển. Việc thiết lập một khu vực hành lang giữa hai vùng nhằm góp phần bảo vệ vùng ven biển, bảo vệ hệ sinh thái vùng bờ, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Ngoài ra, Luật cũng quy định việc nghiêm cấm hoặc hạn chế những hoạt động làm suy thoái hệ sinh thái vùng bờ, làm suy giảm giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên. Đáng chú ý là Luật được tiếp cận không chỉ dưới góc độ các biện pháp tác động trực tiếp tới hành vi gây ô nhiễm hoặc giải quyết các hậu quả gây ra cho môi trường biển mà còn là các hoạt động sử dụng tài nguyên biển. Theo đó, các nội dung liên quan đến Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo…đều gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường biển.
Song song với những nội dung nêu trên, Luật dành hẳn một chương về bảo vệ môi trường biển và hải đảo, bao gồm 3 mục 22 điều (từ Điều 42 đến Điều 63) quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển; nhận chìm ở biển:
* Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo (mục 1): 
Luật quy định về nguyên tắc, nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; trách nhiệm điều tra, đánh giá môi trường biển và hải đảo; quy định cụ thể việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển, từ đất liền và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới. Đặc biệt, Luật quy định các công cụ, biện pháp để kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo (phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo) và đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được phân thành các cấp. Cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là cơ sở đề ra các giải pháp hiệu quả kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo. Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được phân thành các cấp: Vùng rủi ro ô nhiễm thấp; Vùng rủi ro ô nhiễm trung bình; Vùng rủi ro ô nhiễm cao; Vùng rủi ro ô nhiễm rất cao.
* Ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển (mục 2): 
Sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển là sự cố môi trường. Luật bảo vệ môi trường 2014 đã có riêng 1 mục (Mục 3 Chương X) quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục và xử lý sự cố môi trường. Tại khoản 3 Điều 52 Luật đã quy định “Việc phòng ngừa, khắc phục, xử lý sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan”. Luật này chỉ quy định chi tiết một số vấn đề đặc thù trong ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển như: phân cấp ứng phó sự cố; xác định và thông báo khu vực hạn chế hoạt động, tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố; trách nhiệm trong ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển…
* Nhận chìm ở biển (mục 3): 
Nhận chìm ở biển là một trong những chế định mới được quy định cụ thể trong Luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các điều ước quốc tế về vấn đề này. Nhận chìm ở biển là sự đánh chìm hoặc trút bỏ có chủ định xuống biển các vật, chất được nhận chìm ở biển theo quy định của Luật này.
Luật quy định khu vực biển được sử dụng để nhận chìm phải tuân thủ quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; quy định cụ thể về điều kiện vật, chất được nhận chìm ở biển và giao Chính phủ quy định Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển. Luật cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển; quy định về kiểm soát hoạt động nhận chìm ở biển.
Về nguyên tắc hợp tác quốc tế về tài nguyên môi trường biển và hải đảo được quy định tại Chương VIII của Luật quy định phải đặt trong tổng thể chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược biển, chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, phù hợp với đường lối và chính sách đối ngoại của Việt Nam; phải bảo đảm nguyên tắc xây dựng vùng biển hòa bình, hợp tác, hữu nghị cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Nội dung hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển được quy định rõ tại Điều 72 trong đó ngoài các nội dung về khai thác bền vững tài nguyên biển và hải đảo; Bảo vệ tính đa dạng sinh học biển và hải đảo và duy trì năng suất, tính đa dạng của hệ sinh thái biển, hải đảo và vùng bờ; Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, ứng phó sự cố môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng … thì hợp tác dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường biển và hải đảo do các hoạt động khai thác tài nguyên biển và hải đảo cũng được ghi nhận trong Luật.
Để triển khai Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo năm 2015 thì Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 hướng dẫn về chiến lược, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo; phạm vi vùng bờ; chương trình điều cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; hành lang bảo vệ bờ biển; phân loại hải đảo; khu vực hạn chế để ưu tiên cứu hộ, cứu nạn. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam. Nghị định 41/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam; Nghị định 37/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/04/2017 quy định điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển. Gần nhất là Nghị định số 11/2021/NĐ CP của Chính phủ ngày 10/02/2021 quy định việc giao các khu vực biển nhất định từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình hàng năm ra đến hết các vùng biển Việt Nam cho tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên biển.

2.2. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2020:

Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 xác định đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suthoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển”.
Chính vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực môi trường càng được quan tâm và thực hiện. Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 (riêng Khoản 3 Điều 29 quy định về nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2021) và thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Việc ban hành và tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường để phát triển bền vững là rất quan trọng và cần thiết. Luật Bảo vệ môi trường có vai trò như đạo luật khung, xác định các nguyên tắc chung bảo vệ môi trường biển, một thành tố của môi trường Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc phát triển bền vững trong bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường cũng chuẩn hóa nhiều khái niệm, thuật ngữ liên quan đến bảo vệ môi trường biển như môi trường, ô nhiễm môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kiểm soát môi trường.
Lần đầu tiên, cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác BVMT; tăng cường công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò giám sát, phản biện, đồng thời được bảo đảm quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư khi tham gia các hoạt động BVMT. Điều 3 Luật BVMT 2020 quy định “Cộng đồng dân cư là cộng đồng người sinh sống trên cùng địa bàn thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố hoặc điểm dân cư tương tự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Do vậy, cộng đồng dân cư khu vực ven biển cũng là chủ thể trong công tác BVMT, đặc biệt là BVMT biển phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững theo chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc và Quyết định 622/QĐ-TTg năm 201Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Các nguyên tắc bảo vệ môi trường biển dựa theo nguyên tắc bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 4 Luật BVMT năm 2020 bao gồm nguyên tắc trong đó bổ sung nguyên tắc “Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững” và Luật BVMT năm 2020 bổ sung quy định bảo vệ môi trường không chỉ là nghĩa vụ và trách nhiệm mà còn là quyền của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân so với Luật BVMT năm 2014.
Tại Luật BVMT 2014 đã dành hẳn Chương V (từ Điều 49 đến Điều 51) quy định về BVMT biển và hải đảo. So với Luật BVMT năm 2014 thì Luật BVMT năm 2020 đã loại bỏ Chương quy định về BVMT biển và hải đảo nhằm tránh sự chồng chéo với Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo năm 2015. Tuy vậy, tại Điều 11 Luật BVMT năm 2020 có quy định về BVMT nước biển. Mặc dù có điều khoản quy định về BVMT nước biển nhưng Luật BVMT năm 2020 chỉ quy định mang tính nguyên tắc chung. Do vậy, hoạt động BVMT biển vẫn cần sự dẫn chiếu từ các luật chuyên ngành cụ thể khác như Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo năm 2015, Luật Thuỷ sản năm 2017, Luật biển Việt Nam năm 2012, Bộ luật hàng hải năm 2015…
Tuy nhiên, các quy định này chỉ mang tính chất chung, chưa rõ ràng, đầy đủ về BVMT biển, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác giữa các quốc gia.
Có thể khẳng định Luật BVMT năm 2020 đã thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm cùng với kinh tế, xã hội, các yêu cầu BVMT phải ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển, là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững cũng như khắc phục được sự chồng chéo, xung đột pháp luật, bảo đảm sự thống nhất đồng bộ của hệ thống pháp luật về BVMT.
 
Ban Truyền thông trường Tiểu học Hoàng Diệu
Sưu tầm
Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 5/5 trong 2 đánh giá
Chia sẻ:

Liên kết website Liên kết website